Tìm Hiểu Về Giải Bóng Đá Cúp C1 Châu Á

Cúp C1 châu Á là một trong những giải đấu đỉnh cao với sự tham gia của những đội bóng hàng đầu châu Á. Với nhiều người hâm mộ, cúp C1 châu Á có thể là giải đấu chưa được biết đến. Trong bài viết này, HB88 Thể Thao sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về giải đấu này nhé!

Cúp C1 châu Á là gì?

Đây là giải đấu được tổ chức thường niên bởi Liên đoàn bóng đá châu Á. Nhằm tạo sân chơi cho những CLB có thành tích cao tại giải quốc nội. Cúp C1 châu Á được xem là giải đấu cấp CLB lớn nhất, danh giá nhất châu Á. Bất kỳ CLB bóng đá nào cũng hy vọng nhận suất thi đấu hằng năm.

Giải cúp C1 châu Á
Giải cúp C1 châu Á

Cúp C1 châu Á ra mắt người hâm mộ vào năm 1976 với tên gọi Asian Champion Club Tournament. Đến năm 2002, giải đấu đổi tên thành AFC Champions League và giữ tên gọi này đến bây giờ. Hiện tại có 40 câu lạc bộ tham gia thi đấu theo thể thức vòng bảng. Riêng những CLB mạnh nhất sẽ được đặt cách vào vòng bảng mà không cần thi đấu. Tuy nhiên, từ năm 2009, đội vô địch ACL không được đặt cách tham dự ACL mùa tiếp theo.

Lịch sử hình thành và phát triển giải đấu cúp C1 châu Á

Từ khi thành lập đến nay, giải bóng đá cúp C1 châu Á đã có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình thi đấu qua các giai đoạn. Cụ thể:

  • Giai đoạn thành lập đến 1972: Năm 1976, giải bóng đá các CLB châu Á thành lập với tên Asian Champion Club Tournament. Giải đấu này dành riêng cho những nhà vô địch các quốc gia thành viên AFC. Các đội bóng tham gia đá loại trực tiếp. Những giải kế tiếp bắt đầu tổ chức theo thể thức vòng bảng. 1972 Là năm cuối cùng giải đấu được tổ chức.
  • Sự trở lại vào năm 1985 đến 2002: Phải đến năm 1985, giải đấu các CLB châu Á mới được tiếp tục. Năm 1990, giải đấu đối tên thành Asian Cup Winners’ Cup. Năm 1995, giải siêu cúp châu Á tiếp tục ra đời. Đến năm 2002, hai giải này hợp với nhau thành giải ACL như hiện nay.
Cúp C1 châu Á ngày càng hoàn thiện qua các thời kỳ
Cúp C1 châu Á ngày càng hoàn thiện qua các thời kỳ
  • Thời hoàng kim 2002 đến nay: Năm 2002, giải ACL được tổ chức lần đầu với sự tham gia của 8 đội bóng. Trong vòng chung kết, AI-Ain đã giành chiến thắng trước BEC Tero Sasana. Đến năm 2004, số lượng đội bóng tham dự lên đến 29 đội. Năm 2009, có 32 đội bóng tham gia. Từ năm 2021, số lượng đội bóng tham gia là 40 đội.

Những chiến thắng trong các mùa giải ACL

Dưới đây là bảng thành tích của các đội tham gia thi đấu giải ACL từ khi thành lập cho đến nay:

CLB Số lần vô địch Số lần á quân Mùa giải vô địch Mùa giải á quân
Al-Hilal (Ả Rập Saudi) 4 5 1991, 1999–2000, 2019, 2021 1986, 1987, 2014, 2017, 2022
Pohang Steelers (Hàn Quốc) 3 1 1996–97, 1997–98, 2009 2021
Urawa Red Diamonds (Nhật Bản) 3 1 2007, 2017, 2022 2019
Esteghlal (Iran) 2 2 1970, 1990–91 1991, 1998–99
Seongnam FC (Hàn Quốc) 2 2 1995, 2010 1996–97, 2004
Al-Ittihad (Ả Rập Saudi) 2 1 2004, 2005 2009
Jeonbuk Hyundai Motors (Korean) 2 1 2006, 2016 2011
Maccabi Tel Aviv (Israel) 2 0 1969, 1971
Al-Sadd (Qatar) 2 0 1988–89, 2011
Thai Farmers Bank (Thái Lan) 2 0 1993–94, 1994–95
Suwon Samsung Bluewings (Korean) 2 0 2000–01, 2001–02
Ulsan Hyundai (Hàn Quốc) 2 0 2012, 2020
Guangzhou (Trung Quốc) 2 0 2013, 2015
Jubilo Iwata (Nhật Bản) 1 2 1998–99 1999–2000, 2000–01
Al-Ain (UAE) 1 2 2002–03 2005, 2016
Hapoel Tel Aviv (Israel) 1 1 1967 1970
Liaoning (Trung Quốc) 1 1 1989–90 1990–91
Busan IPark (Hàn Quốc) 1 0 1985–86
JEF United Chiba (Nhật Bản) 1 0 1986
Tokyo Verdy (Nhật Bản) 1 0 1987
PAS Tehran (Iran) 1 0 1992–93
Gamba Osaka (Nhật Bản) 1 0 2008
Western Sydney Wanderers (Úc) 1 0 2014
Kashima Antlers (Nhật Bản) 1 0 2018
Al-Ahli (Ả Rập Saudi) 0 2 1985–86, 2012
FC Seoul (Hàn Quốc) 0 2 2001–02, 2013
Persepolis (Iran) 0 2 2018, 2020
Selangor (Malaysia) 0 1 1967
Yangzee (Hàn Quốc) 0 1 1969
Aliyat Al-Shorta (Iraq) 0 1 1971
Al-Rasheed (Iraq) 0 1 1988–89
Yokohama F. Marinos (Nhật Bản) 0 1 1989–90
Al-Shabab (Ả Rập Saudi) 0 1 1992–93
Oman Club (Oman) 0 1 1993–94
Al-Arabi (Qatar) 0 1 1994–95
Al-Nassr (Ả Rập Saudi) 0 1 1995
Dalian Shide (Trung Quốc) 0 1 1997–98
Police Tero (Thái Lan) 0 1 2002–03
Al-Karamah (Syria) 0 1 2006
Sepahan (Iran) 0 1 2007
Adelaide United (Australia) 0 1 2008
Zob Ahan (Iran) 0 1 2010
Shabab Al-Ahli (UAE) 0 1 2015

Như vậy, đội bóng đang giữ kỷ lục về số lần vô địch là AI-Hilad của Ả Rập Saudi. Đứng thứ 2 là đội Pohang Steelers của Hàn Quốc với 3 lần vô địch. Riêng khu vực Đông Nam Á, đội bóng Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan cũng vô địch 2 lần.

Tiền thưởng tại giải đấu cúp C1 châu Á

Các đội bóng sẽ nhận mức thưởng khác nhau tùy theo thành tích thi đấu tại ACL. Cụ thể, đội bóng tham dự vòng sơ loại và trận playoff được hỗ trợ chi phí đi lại là 30 nghìn USD. Các đội dự vòng bảng được hỗ trợ phí đi lại là 45 nghìn USD. Riêng các đội thắng trận vòng bảng nhận 50 nghìn USD/trận. Còn nếu hòa nhau thì các đội chỉ nhận 10 nghìn USD.

Hình ảnh cúp chiến thắng giải ACL
Hình ảnh cúp chiến thắng giải ACL

Tới vòng 16, đội chiến thắng nhận 100 nghìn USD tiền thưởng và 45 nghìn USD chi phí đi lại. Đội thắng tại vòng tứ kết nhận 150 nghìn USD và 45 nghìn USD phí đi lại. Đội thắng ở vòng bán kết nhận 250 nghìn USD và 45 nghìn USD phí đi lại.

Đối với trận chung kết, đội giành chiến thắng nhận cúp vô địch cùng 4 triệu USD, mức chi phí đi lại là 90 nghìn USD. Đội á quân sẽ được nhận 2 triệu USD cùng 90 nghìn USD phí đi lại.

Lời kết

Sự hình thành và phát triển của giải bóng cúp C1 châu Á đã trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, cúp C1 châu Á vẫn giữ vị trí quan trọng trong lòng người hâm mộ. Hy vọng những gì HB88 chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nắm những thông tin quan trọng của giải bóng này.